SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
Theo báo lao động thì tại Việt Nam có khoảng 2 triệu lượt sét đánh xuống mỗi năm. Mức độ nguy hiểm của tia sét cao gấp hàng trăm lần điện sinh hoạt bình thường. Sét làm hư hỏng hệ thống điện, có thể gây ra chập cháy điện. Nếu nặng có thể dẫn tới hỏa hoạn, thậm chí gây thiệt hại nhân mạng trong khu vực. Nhẹ thì là chập cháy các thiết bị điện, điện tử.
Chính vì vậy mà chúng ta cần trang bị cho gia đình mình, cơ sở kinh doanh những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Một trong những biện pháp đó là xây dựng cho mình một hệ thống chống sét chuẩn xác nhất.
QUY TRÌNH THI CÔNG HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
Để thi công một hệ thống chống sét hoàn hảo và đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi người kỹ sư cần tính toán tới địa hình, vị trí lắp đặt kim thu sét.... Việc đo đạc các yếu tố địa chất, đặc điểm của đất sẽ giúp chúng ta đưa ra được một giải pháp lắp đặt hoàn hảo nhất. Đồng thời cũng lựa chọn được các thiết bị phù hợp để lắp đặt. Quy trình thi công hệ thống chống sét được Damrey thưc hiện theo các bước sau:
1. Khảo sát khu vực thi công hệ thống chống sét:
Để có thể đưa ra phương án tối ưu nhất cho công trình, kỹ sư cần khảo sát địa hình xung quanh khu vực cần lắp đặt. Xem thử diện tích tổng thể cần được bảo vệ là bao nhiêu? Lắp đặt kim thu sét, đi dây, bãi tiếp địa ở đâu? Chiều cao của công trình như thế nào?...Từ đó sẽ đưa ra các phương án lắp đặt phù hợp nhất.
Lưu ý: Trong thành thị cần chú ý tới các công trình ngầm như đường nước, đường điện, cáp, các khu vực hạ tầng của thành phố. Tùy vào địa hình để lựa chọn phương pháp thi công bãi tiếp địa phù hợp.
2. Thi công bãi tiếp địa
- Cần phải xác định được vị trí thi công bãi tiếp địa tránh các công trình ngầm như hệ thống ống nước, dây điện, cáp quang, các hạ tầng bên dưới lòng đất khác. Sau đó kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng bãi tiếp địa bằng cách dùng máy đo điện trở đất, nếu chỉ số Rđ < 10Ω thì đạt tiêu chuẩn.
- Những công trình nhà phố có không gian thi công nhỏ hẹp có thể thi công tiếp địa ở trong nhà sử dụng phương pháp “máy nén đóng chôn sâu từ 10m” hoặc biện pháp “khoan giếng thả cọc tiếp địa”.
- Những công trình có không gian thi công tiếp địa lớn hoặc có địa chất đất khô cằn sỏi đá có thể thi công theo biện pháp đào rãnh dài từ 5 đến 10m, sâu 0,8m rộng 0,5m. Khi rãnh đã đào tới độ sâu thích hợp, chúng ta tiến hành đóng cọc. Công trình sử dụng cọc tiếp địa mạ đồng đặc chủng đường kính 16mm dài 2,4m. Tùy theo mức độ từng công trình mà sử dụng số cọc sẽ khác nhau. Và khi đóng cọc, chúng ta lưu ý: Đóng cọc thẳng hàng, khoảng cách giữa các cọc tối thiểu bằng chiều dài của một cọc. Sau khi đóng cọc xong chúng ta sử dụng cáp đồng trần tiếp địa, có tiết diện 50mm để nối các đầu cọc. Thông qua mối hàn hóa nhiệt đảm bảo bề mặt dẫn điện tốt lại vừa đảm bảo độ bền đẹp vĩnh cửu.
3. Thực hiện hàn hóa nhiệt
- Việc hàn hóa nhiệt nhằm liên kết các cọc tiếp địa với nhau thông qua cáp đồng trần. Trước khi hàn, chúng ta làm nóng khuôn hàn khoảng 2-3 phút. Vệ sinh sạch sẽ khuôn hàn và các thiết bị cần hàn như, dây, cáp, cọc…
- Sau đó, đặt thiết bị cần hàn vào đúng vị trí, khuôn hàn, dùng cây kẹp để cố định thiết bị cần hàn. Tiếp theo, đặt địa nhôm vào đáy khuôn hàn, tiến hành đổ thuốc hàn hóa nhiệt vào khuôn hàn. Chú ý, đổ theo định mức của từng nhà sản xuất với từng mối hàn. Đổ thuốc mồi hàn ở phần nắp đỏ nằm bên dưới của mỗi lọ thuốc hàn, để rắc lên thuốc hàn hóa nhiệt, và dẫn ra mép khuôn hàn
- Tiếp đó, dùng súng hàn để đánh lửa, cháy thuốc mồi, và xảy ra phản ứng hàn hóa nhiệt. Khi mối hàn kết thúc, để nguội khoảng 1 phút và mở nắp khuôn hàn ra. Sau khi hàn hóa nhiệt xong, bạn nhớ làm sạch mối hàn tại vị trí cáp đồng trần và cọc tiếp địa. Đặc biệt chú ý chờ khuôn hàn nguội tự nhiên và không được ngâm khuôn hàn vào nước. Vì khuôn đang ở nhiệt độ cao, gặp lạnh đột ngột sẽ xảy ra hiện tượng nứt vỡ khuôn hàn.
4. Tăng cường hóa chất giảm điện trở
Sau khi lắp đặt xong hệ thống tiếp địa ta tiến hành đổ hợp chất hóa chất giảm điện trở theo rãnh tiếp địa. Sao cho hóa chất phủ kín dây tiếp địa cho đến khi đạt độ dày cần thiết. Sau đó lấp kín hố tiếp địa. có những khu vực thi công mà đất không cần hóa chất, nhưng phải căn cứ vào thông số đo đạc bằng máy. Nhân viên kỹ thuật xác định có cần thêm vào khu vực đất này hay không.
5. Kiểm tra điện trở suất của hệ thống tiếp địa
- Nếu giá trị điện trở của hệ thống tiếp địa nhỏ hơn hoặc bằng 10Ω thì ta tiếp tục triển khai thi công. Nếu giá trị điện trở của hệ thống tiếp địa lớn hơn 10Ω thì chúng ta tiến hành quy trình sau
+ Đo và tính toán lại điện trở suất của đất tại công trình
+ Tăng số lượng cọc tiếp địa và hóa chất giảm điện trở
+ Xây dựng bản vẽ biện pháp thi công tiếp theo và trình phê duyệt
+ Thi công theo bản vẽ đã được phê duyệt
- Sau khi giá trị điện trở của hệ thống tiếp địa đã đạt yêu cầu, chúng ta đi dây thoát sét cho hệ thống chống sét
6. Kéo dây dẫn sét
- Có 3 loại dây phổ biến hiện nay là cáp đồng trần, cáp đồng bọc hoặc thép mạ kẽm. Khi đi dây cần hạn chế gấp khúc quá lớn, hạn chế các mối đấu nối, tốt nhất nên là một đường dẫn liên tục để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ của công trình.
- Sau đó sẽ định vị dây vào tường, có thể đi ngoài tường bằng cách luồn ống gen hoặc đi âm tường theo đường ống nước, hộp kỹ thuật.
7. Thực hiện gia công, lắp đặt cột đỡ kim thu sét
- Kim thu sét là một bộ phận của hệ thống chống sét, thiết bị này có tác dụng tiếp xúc với tia sét, truyền năng lượng tia sét qua các bộ phận của hệ thống thu lôi và truyền xuống đất thông qua hệ thống tiếp địa. Kim thu sét giúp ngăn chặn tia điện không ảnh hưởng tới phạm vi nó bảo vệ, không gây ảnh hưởng các thiết bị điện cho khu vực bán kính quy định và giảm thiểu tối đa nguy hiểm tới tính mạng, tài sản trong khu vực
- Kim thu sét được đặt trên cột đỡ có chiều cao khoảng 5m. Cột được bắt chắc chắn vào mái nhà nhờ hệ thống chân đế. Để đảm bảo công trình có tuổi thọ từ vài chục năm đến trăm năm, cột đỡ kim thu sét nên được gia công bằng thép mạ kẽm hoặc inox. Sau đó cần bắt dây neo tăng đơ cho cột để gia cố thêm phần chịu lực, phòng khi có gió bão lớn.
8. Hoàn thiện hệ thống chống sét
Sau khi thi công hoàn thiện các bước trên cần kiểm tra lại tổng thể hệ thống chống sét đo kiểm tra lại bãi tiếp địa xem đã liên kết hệ thống, hoàn trả lại mặt bằng tiếp địa và thu dọn sạch sẽ trả lại hiện trạng ban đầu cho chủ đầu tư.
==>Tham khảo thêm các công trình hệ thống chống sét tiêu biểu:
- Hệ thống chống sét nhà anh Lai
- Hệ thống chống sét nhà anh Vạn
***Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống chống sét
- Nên sử dụng dây dẫn đồng tròn cho thoát sét vì chúng có độ dẫn điện tốt, dây mới không chắp nối. Chọn dây có tiết diện 50mm2 trở lên.
- Trong quá trình thi công, nên lựa chọn lộ trình cho dây dẫn đi thẳng nhất có thể.
- Hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ, ổn định là yếu tố rất quan trọng vì chúng giúp quá trình tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn.
- Đối với hệ thống tiếp đất, tùy tính chất của từng vùng đất mà lựa chọn kiểu và số lượng cọc sao cho phù hợp, cần đảm bảo điện trở nối đất < 10Ω.
Trên đây là quy trình lắp đặt hệ thống chống sét hoàn chỉnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu hơn về lắp đặt chống sét để lựa chọn được những nhà thầu chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư lành nghề cho hệ thống của mình.
Công ty Damrey là doanh nghiệp chuyên cung cấp vật tư và thi công hệ thống chống sét. Với đội ngũ kỹ sư lành nghề và có nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi chuyên thi công chống sét trên mọi miền tổ quốc từ công trình dự án đến công trình nhà ở nông thôn, tư vấn báo tối ưu, chế độ bảo hành dài hạn.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với Công ty DAMREY qua:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN DAMREY
Địa chỉ trụ sở: 173/2D ấp Đông 1, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
Chi nhánh 1: Đường Hoàng Văn Thụ, Khu phố Phú Hiệp 3, Thị trấn Hòa Hiệp Trung, Thị xã Đông Hòa, Tỉnh Phú Yên.
Hotline: 0932 729 735 (Mr. Tuân)
Website: damreytechno.com
Email: solardamrey@gmail.com
Đang online: 12
-Tổng truy cập: 187098